Cây dây leo là loại cây rất độc đáo được dùng trong trang trí ở nhiều không gian kiến trúc khác nhau ở Việt Nam như cây cảnh. Nhóm cây này bao gồm rất nhiều loại cây dây leo khác nhau,trong đó có cả cây hoa. Mỗi cây mỗi vẻ, mỗi cây đều mang những nét đẹp khác biệt. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về các đặc điểm và top những loại cây dây leo đẹp nhất, dễ trồng nhất nhé!
Giới thiệu cây dây leo
Theo từ điển thực vật thế giới, cây dây leo là nhóm những cây có đặc điểm thân thường hóa gỗ, mọc trên đất và leo lên cây khác, bờ tường, hàng rào hay những cấu trúc dọc khác. Những cây được xếp vào nhóm cây dây leo không phải là do được xếp cùng họ hàng với nhau, mà hầu hết là các loài thuộc các họ khác nhau nhưng có cùng một dạng phát triển. Các loại cây dây leo được phân biệt qua những đặc điểm phát triển khác nhau. Chẳng hạn những cây dây leo tường, cây dây leo ăn quả, cây hoa dây leo,…
Đặc điểm cây leo tường
Cây dây leo có sức sống mãnh liệt, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Cây cảnh dây leo thường có đặc điểm đặc trưng là độ bám tốt sức cuốn vào các trụ bám rất chắc, đặc biệt là các cây ngọn cuốn và cây hoa leo ban công,…
Là loài cây thích nghi tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, hầu hết các loại cây cảnh dây leo đều chịu được nắng hạn hay mưa nhiều, nóng hay lạnh,… nên đây còn được gọi là các loại cây dây leo dễ trồng.
Cây dây leo có hoa không? Tùy vào đặc điểm của từng loại cây sẽ có cây có hoa hoặc không, Hoa rất đa dạng về kích cỡ, màu sắc đa dạng và rực rỡ trên nền lá xanh tươi tốt.
Tác dụng các loại cây leo tường
Vì sao mà cây dây leo lại được ưa chuộng và ngày càng được trồng phổ biến như thế? Chắc chắn không chỉ đẹp mà chúng còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa. Các loại cây dây leo đẹp thường được trồng để trang trí sân thượng, ban công, hàng rào, cổng nhà,… Chúng mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên, giúp không gian sống của bạn luôn tươi mới và có điểm nhấn khác biệt.
Có những loại cây dây leo mang đến bóng mát cho khuôn viên sân vườn, hay các loại dây leo ăn trái. Ngoài ra, các loại cây dây leo trồng trong nhà còn tạo nét độc đáo và độ thoáng mát cho không gian.
Không những thế, cây dây leo còn có công dụng giảm bớt nhiệt độ nắng nóng bên ngoài, cân bằng độ ẩm, thanh lọc và điều hòa không khí. Tạo không gian trong lành, mát mẻ và dễ chịu, đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, người ta còn trồng cây dây leo theo phong thủy. Mỗi loại cây dây leo lại có những ý nghĩa phong thủy không giống nhau. Nhưng hầu hết đều đem lại năng lượng tích cực, sự may mắn và tài lộc cho gia chủ, đặc biệt có ý nghĩa hơn nếu người trồng chọn được loại cây hợp mệnh mình.
10 loại cây và hoa dây leo đẹp, chịu nắng tốt và dễ trồng nhất
Hoa tử đằng
Hoa tử đằng là một trong những loại hoa leo tường đẹp. Cây tử đằng ít lá, nhiều hoa, thân cây khi già sẽ hóa thân gỗ. Cánh hoa mỏng manh, màu tím, tượng trưng cho sự thủy chung trong tình yêu.
Tử đằng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết, nhưng chủ yếu ưa nắng và chịu hạn tốt. Cây nở hoa vào mùa hè, sắc tím nở rộ rực rỡ cả một khoảng trời tạo điểm nhấn xinh đẹp cho không gian. Hoa tử đằng được mọi người ưa chuộng trồng như cây dây leo trồng ban công, cây dây leo trồng hàng rào, hay trên cổng nhà, khuôn viên sân vườn,…
Hoa hoàng thảo
Hoa hoàng thảo là loại cây hoa dây leo tường được trồng khá phổ biến. Hoa còn có tên gọi khác là hoa huỳnh đệ. Hoa 5 cánh mỏng nhẹ mọc trên cuống hoa dài và nhìn hình dáng rất giống với hoa loa kèn thu nhỏ. Sắc vàng rực rỡ của hoa điểm xuyết trên nền lá xanh đậm, mang vẻ đẹp nổi bật và sắc màu. Giúp cho không gian trở nên sáng rỡ, thu hút và độc đáo. Đặc biệt, hoa hoàng thảo còn mang ý nghĩa đặc trưng cho tình bạn, tình anh em thân thiết, gắn bó.
Cây hoa giấy
Hoa giấy là loại cây dây leo đẹp dễ trồng, là cây dây leo ban công và được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Đây là cây thân gỗ, có gai nhỏ trên các cành. Lá cây khá nhỏ và có màu xanh đậm. Những cánh hoa mỏng nhẹ như giấy kết thành chùm và có nhiều màu khác nhau như hồng, trắng, đỏ, cam, vàng. Thuộc top các loại cây dây leo dễ trồng nhất bởi không cần tốn quá nhiều công chăm sóc.
Hoa giấy nở rộ vào mùa hè và thường được trồng trang trí trên ban công, leo ở hàng rào cổng,… Cây không những mang lại vẻ đẹp rực rỡ tự nhiên cho ngôi nhà mà còn có tác dụng hút khí bụi, thanh lọc không khí. Giúp cho không gian sống xung quanh ta luôn tươi mát và trong lành.
Cây hoa hồng leo
Nhắc đến cây dây leo trồng trong nhà, chắc chắn phải kể đến hoa hồng leo. Hoa hồng leo là cây dây leo dễ trồng, tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh và cũng là loại cây dây leo chịu nắng tốt. Cây có thể thích nghi với các điều kiện thời tiết khác nhau, và nở hoa quanh năm nếu được chăm sóc tốt.
Điểm khác biệt là cây không chỉ cho hoa đẹp mà còn hoa dây leo có mùi thơm quyến rũ. Thế nên, hoa được trồng nhiều thành giàn dây leo đẹp ở ban công, sân vườn, hàng rào cổng nhà,…
Cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ có tên gọi khác là cây mành trúc, là cây cảnh dây leo dễ trồng và cũng là cây leo bám tường đang ngày càng được ưa chuộng. Cây có sức sống mạnh mẽ, quanh năm xanh tốt. Cây thường được trồng làm cây rủ ban công, bởi cây mọc lan, các nhánh dài san sát kết thành một tấm mành lớn màu xanh trước khuôn viên nhà.
Thân có nhiều cành nhiều nhiều nhánh, mềm mại dễ uốn, khi già sẽ hóa thân gỗ và chuyển từ màu xanh sang màu nâu. Đây là cây dây leo lá nhỏ, màu xanh đậm và quanh năm ít khi rụng. Hoa cúc tần màu hồng nhạt, nhỏ nhắn, mỗi bông năm cánh kết thành từng chùm nổi bật trên nền lá xanh. Quả cúc tần Ấn Độ nhìn giống hình trụ năm góc và có màu nâu nhẹ.
Cây cúc tần có điểm cộng hơn nhiều loại cây dây leo trong nhà khác bởi cây không mọc rễ phụ nên khi leo bám sẽ không làm bẩn tường, không phá hỏng kiến trúc ngôi nhà.
Hoa tigon
Hoa tigon hiện đang là một trong các loại dây leo đẹp được trồng ở nhiều vị trí khác nhau như ban công, hàng rào, cổng nhà,… Cây thuộc dạng cây hoa leo mảnh, lá cây màu xanh đậm, có tua cuốn và dễ leo dễ bám. Hoa tigon hình trái tim, nở theo dạng chùm treo. Những cánh hoa sắc hồng nhẹ nhàng nhưng vô cùng nổi bật và cuốn hút.
Trồng cây dây leo trước nhà sẽ tạo nên không gian sống tươi đẹp, đem lại sự thoải mái, thư giãn cho cho bạn. Không chỉ tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, hoa tigon – hoa leo ban công còn mang ý nghĩa phong thủy tích cực khi mang niềm vui lạc quan, tinh thần thư thái và là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, vững bền.
Hoa mai hoàng yến
Hoa mai hoàng yến rất dễ thích nghi, không kén đất và dễ trồng, dễ chăm sóc. Thân cây mọc thành nhiều chùm nhánh, có màu nâu và có lá xanh mát. Hoa mai hoàng yến có thể trồng leo ở nhiều vị trí như ban công, tường rào, giàn leo hay cổng nhà,… Với sắc vàng rực rỡ, nở rộ quanh năm, hoa leo ban công mai hoàng yến luôn tạo điểm nhấn và tăng vẻ đẹp độc đáo cho không gian sống.
Cây thường xuân
Khi trồng cây dây leo chống nắng, không thể không nhắc đến cây thường xuân.thuộc dạng cây thân leo, mảnh nhưng chắc chắn. Thân cây có nhiều đốt và là nơi lá phát triển cũng như nơi mọc ra các rễ phụ leo bám. Lá cây thường xuân nhìn khá giống lá nho, nhưng khi cây trưởng thành lá sẽ chuyển từ màu xanh nhạt sang màu đậm hơn.
Đầu thu là khoảng thời gian hoa nở rộ, những bông hoa 5 cánh nhìn như chiếc ô nhỏ xinh, có màu vàng nhạt và thương thơm dịu nhẹ, dễ chịu. Quả thường xuân có màu vàng và hơi đỏ, nở sau khi có hoa khoảng 1-2 tháng. Bạn có thể tham khảo thêm loại cây dây leo nào dễ trồng vào đẹp khác có nhiều đặc điểm khá giống với cây thường xuân như cây dây thằn lằn leo tường.
Hoa kim ngân
Hoa kim ngân là loại cây bụi, thân leo, không phải cây dây leo ưa bóng râm mà là ưa nắng. Kim ngân đem đến sự mới lạ và khác biệt bởi sự độc đáo khi màu hoa thay đổi theo thời gian, hoa có màu trắng vào buổi sáng nhưng sang chiều, hoa lại có màu vàng óng. Mùi hương của hoa thơm rất nhẹ, dễ chịu nhưng vô cùng cuốn hút. Cây hoa kim ngân không chỉ làm đẹp hay đem lại không khí thoáng mát, trong lành mà cây còn là một trong những vị thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh. Chính vì thế, hoa kim ngân thường được trồng thành tạo thành tấm màn rủ xuống từ ban công, hay leo lên cổng nhà cũng đều tạo được nét đẹp độc đáo.
Bên cạnh hoa kim ngân thì trong cây cảnh còn có một loại cây phổ biến hơn cũng được gọi là cây kim ngân tuy nhiên không giống hoa kim ngân là cây thân leo, đây là cây cảnh để bàn.
Cây nho
Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi cây nho lại xuất hiện trong bài viết này, nhưng đây chính là một trong các loại cây dây leo ăn quả có thể sử dụng trang trí cho khuôn viên trong nhà. Nho thuộc nhóm cây bụi lâu năm, cây thường leo bám trên thân cây khác hoặc trên đá. Lá nho rất đẹp, lá to và đối xứng, nhìn giống như những hình trái tim xinh xắn. Quả nho rất ngon, có màu xanh hoặc tím tùy giống. Cây nho ưa nắng nên có thể trồng ở nơi hứng nắng nhưng lại cần phải che chắn kỹ. Cây nho được trồng nhiều không chỉ với mục đích thu hoạch quả mà còn có thể trang trí làm đẹp tạo không gian sống xanh, thoải mái cho mọi người.
Cây trầu bà- cây dây leo không cần nắng
Bên cạnh những cây dây leo cần nắng như khbvptr đã nói ở trên thì trầu bà lại là cây dây leo không cần nắng, có thể trồng rất tốt ở trong nhà. Cây trầu bà có tên gọi khác là vạn niên thanh leo, có rất nhiều tác dụng như thanh lọc không khí, trang trí nội thất trong nhà. Loại cây dây leo này rất dễ trồng. Người chơi cây thường để trầu bà trong các chậu treo đặt ở trên bàn hoặc treo trên giàn để cây thả xuống rất đẹp.
Cách trồng và chăm sóc cây dây leo
Cách trồng cây dây leo trong nhà rất đơn giản và có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau. Không nhất thiết phải trồng cây dây leo trong chậu mà có thể trồng ngoài vườn nhà, leo lên hàng rào cổng hay trồng cây dây leo trên sân thượng, ban công,… Để nhân giống cây dây leo cũng có nhiều cách, như nhiều cây có thể được trồng bằng hạt giống. Hay một số cây lại dễ dàng nhân giống chỉ bằng phương pháp giâm cành.
Tùy vào vị trí trồng dây leo mà bạn có thể linh động thiết kế thêm giàn hỗ trợ cho cây một cách sáng tạo. Và để bảo vệ cây phát triển tốt thì bạn nên sử dụng tre, nứa để làm giàn thay vì những vật liệu kim loại như sắt, thép, kẽm.
Về cách chăm sóc, cần phải chú ý lượng nước tưới hàng ngày để tránh tình trạng cây bị khô hạn hay úng nước khiến cây chậm phát triển, thậm chí sẽ chết dần.
Để cây dây leo sinh trưởng và phát triển nhanh thì bạn nên bón các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc vô cơ cho cây. Không chỉ giúp lá phát triển, tăng cường quang hợp mà còn chú ý vào giai đoạn cây sắp trổ hoa và kết quả. Khi bón phân, bạn nên bón cách gốc khoảng 10-15cm để tránh gây nóng và chết cây. Ngoài ra, bạn cần phải thường xuyên cắt tỉa những nhánh gốc nhỏ, nhánh cây vàng úa hay sâu bệnh để cây sinh trưởng tốt hơn, giàn thoáng và đẹp hơn.
Trên đây là top 10 những loại cây dây leo đẹp và dễ trồng nhất mà mình đã tìm hiểu rất kỹ và chia sẻ lại. Hy vọng những thông tin về đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc các loại cây dây leo sẽ hữu ích đối với các bạn đọc!