Cây có nguồn gốc từ Châu Phi được trồng nhiều ở bán đảo Madagascar, hiện nay nó được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Vậy khi trồng ở Việt Nam chúng ta cần lưu ý hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu Cách trồng chăm sóc cây chuối rẻ quạt.
Cách trồng chăm sóc cây chuối rẻ quạt và phòng chống một số loại sâu bệnh hại
Cây rẻ quạt là giống cây nhập ngoại và lai tạo để thích nghi với khí hậu nước ta. Cây thích hợp trồng trong nhà hoặc ngoài trời. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc cây cần tùy chỉnh một số yếu tố để cây phát triển tốt nhất.
Ánh sáng và nhiệt độ: Cây chuối rẻ quạt ưa thích nhiệt độ từ ngưỡng 23-32 độ C. Cây là loại ưa sáng bán phần nên khi trồng nên đặt ở những vị trí thoáng gió có ánh sáng nhưng không quá gay gắt.
Đất trồng: Cây nên trồng vào những loại đất có thành phần hữu cơ nhiều, đất tơi xốp và thoát nước tốt. Có thể bón thêm phân hữu cơ và thêm phân vi sinh cho cây 1 tháng 1 lần để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Sau vài năm nên thay đất trong châu để lấy loại đất mới cho cây.
Lượng nước: Không giống như cây chuối có thể sống tốt dù có ngập nước hay đất khô giống cây cọ. Chuối rẻ quạt ưa điều kiện đất tơi xốp ẩm ướt nhưng không chịu được úng. Khi trồng nhớ đảm bảo đất được luôn luôn thông thoáng. Nếu trồng trong chậu đặt tại nhà thì không nên tưới thường xuyên nhé.
Tuy nhiên khi tưới nên tưới từ từ để nước ngấm vào đất. Nên có khay giữ nước để tránh tràn ra nền nhà. Hơn nữa, vì chiều cao cây quá chênh lệch so với chậu, nên đặt cây trên giá đỡ để tránh bị đổ ngã nhé.
Hàng tuần nên tưới nước phun vào cây và lau lá cây để tăng vẻ đẹp, tăng cường độ ẩm và kích thích sự quang hợp trao đổi chất cho cây.
Cách phòng chống một số loại sâu bệnh hại cho chuối rẻ quạt
1. Một số loại sâu bệnh hại
Là cây có lá bản to và khả năng chống chịu yếu nên cây rất dễ thường xuyên mất các bệnh sâu bệnh hại. Một số bệnh thường gặp chủ yếu như rệp sáp gây hại trên phần đọt non của cây. Rệp rỉ sắt làm ảnh hưởng đến bề mặt sau của lá, hoặc các rệp con sống kí sinh trong các bẹ của cây và một số loại sâu bệnh khác có thể kể đến như úng rễ, đốm đen, vàng lá, héo lá,…
2. Cách phòng trừ
Trong trường hợp dùng cây làm cảnh trong nhà, thỉnh thoảng bạn nên lau chùi lá cây, phần bẹ cây để ngăn cản sự phát triển của các loài rệp. Thường xuyên bón phân đúng hạn để bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây.
Còn nếu bạn trồng trong vườn, hay có quy mô, hãy thường xuyên làm sạch cỏ dại, xáo đất và đặc biệt bón thêm vôi xung quanh chỗ trồng để diệt trừ mầm bệnh hại.
Với những cây đã bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh bạn nên tiến hành phun xịt một số loại thuốc bảo vệ thực vật với từng loại sâu bệnh. Phun từ 1 đến 2 lần mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày.
Khi cây bị khô héo, vàng lá, rụng lá, xấu yếu cần phục hồi bằng cách để cây ra ngoài trời nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 30-40%, tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp, để cây nơi thông thoáng, tránh gió mạnh làm cây mất nước, bón thêm phân và tưới nước vừa phải, lau lá cây, tỉa bớt cành nhánh để cây phục hồi dần dần. Khoảng 2-3 tuần sau khi cây khỏe mạnh có thể đem vào nhà bình thường.